I . Cấu trúc

Giáo trình Minna no Nihongo Shokyu I (Tiếng Nhật cho mọi người, ấn bản thứ 2, Chương trình sơ cấp I bao gồm Quyển chính (kèm CD), Bản dịch và Giải thích Ngữ pháp. Bản dịch và Giải thích Ngữ pháp đang được xuất bản ra hơn 14 thứ tiếng khác nhau mà đầu tiên là bản tiếng Anh.

Giáo trình này được biên soạn với mục tiêu hướng tới phát triển 4 kỹ năng nói, nghe, đọc, viết tiếng Nhật cho người học. Tuy nhiên, phần hướng dẫn đọc, viết các chữ Hiragana, Katakana và chữ Hán không được đưa vào trong Quyển chính, Bản dịch và Giải thích Ngữ pháp.

II . Nội dung

1. Quyển chính

1) Phát âm của tiếng Nhật

Phần này giới thiệu những ví dụ về các điểm chính cần lưu ý trong cách phát âm tiếng Nhật.

2) Những cách nói dùng trong lớp học, cách chào hỏi hàng ngày và biểu hiện hội thoại , chữ số

Phần này giới thiệu những cách nói thường dùng trong lớp học, cách chào hỏi cơ bản hàng ngày, v.v..

3) Các bài học

Bao gồm các bài học từ Bài 1 đến Bài 25 với nội dung được bố trí như sau.

① Mẫu câu

Phần này giới thiệu những mẫu câu cơ bản được học trong bài.

② Ví dụ

Phần này là những mẩu hội thoại ngắn để cho người học hình dung được các mẫu câu cơ bản sẽ được dùng như thế nào trong các hoàn cảnh thực tế. Ngoài ra, ở phần này còn giới thiệu cách sử dụng của một số phó từ, liên từ mới xuất hiện hoặc những nội dung ngoài phần mẫu câu cơ bản.

③ Hội thoại

Trong bài hội thoại, nhiều nhân vật là những người nước ngoài sống ở Nhật xuất hiện trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. Nội dung của bài hội thoại bao gồm những nội dung được học trong bài chính, cộng với những cách nói thường dùng khác như cách chào hỏi, v.v.. trong giao tiếp hang ngày. Nếu điều kiện thời gian cho phép thì người học còn có thể sử dụng phần Từ vựng tham khảo ở Bản dịch và giải thích ngữ pháp để triển khai thêm bài hội thoại.

④ Luyện tập

Phần luyện tập được chia làm ba mức độ là A, B, C.

Phần A được trình bày dưới dạng sơ đồ trực quan để người học có thể lí giải cấu trúc ngữ pháp một cách dễ dàng. Phần này chúng tôi đã chú trọng biên soạn theo hướng vừa làm cho các mẫu câu cơ bản định hình trong người học, đồng thời còn giúp cho người học dễ nắm bắt được cách biến đổi các từ, cách nối các phần của câu.

Phần B sử dụng nhiều mẫu câu luyện tập khác nhau với mục đích củng cố thêm sự định hình của mẫu câu cơ bản trong người học. Kí hiệu( ➡) biểu thị rằng phần luyện tập đó sử dụng hình ảnh minh họa.

Phần C là phần luyện tập nhằm nâng cao năng lực hội thoại của người học. Người học luyện tập hội thoại bằng cách thay những từ thích hợp vào những từ gạch dưới trong đoạn hội thoại có sẵn, tuy nhiên, để tránh việc biến phần này thành phần luyện tập thay từ một cách đơn giản, chúng tôi đã tránh tối đa cách biểu thị phần phải thay bằng chữ. Do đó, những bài luyện tập ở phần này có độ linh hoạt cao, từ một bức tranh nhưng mỗi người học sẽ tạo ra những câu hội thoại khác nhau.

Đáp án mẫu của phần luyện tập B, luyện tập C nằm ở quyển riêng.

⑤ Bài tập

Phần bài tập bao gồm các bài tập nghe, bài tập ngữ pháp và bài tập đọc. Bài tập nghe có phần trả lời những câu hỏi ngắn,và phần nghe đoạn hội thoại ngắn rồi nắm bắt những ý chính. Phần Bài tập ngữ pháp là phần để người học xác nhận mức độ lí giải của mình đối với từ vựng và các nội dung ngữ pháp. Ở phần bài tập đọc, người học sẽ đọc những đoạn văn dễ hiểu, có sử dụng các từ và ngữ pháp đã học, sau đó làm các yêu cầu bài tập khác nhau liên quan đến nội dung đó.

⑥ Ôn tập

Phần này được biên soạn nhằm để người học hệ thống lại những nội dung chính đã học trong các bài trước đó.

⑦ Phần tóm tắt của phó từ, liên từ, những biểu hiện hội thoại

Phần này được biên soạn nhằm để người học hệ thống lại các phó từ, liên từ, những biểu hiện hội thoại đã được giới thiệu trong giáo trình này.

4) Các thể của động từ

Phần này đã tóm tắt lại các thể của động từ đã được đề cập trong giáo trình này cùng với các kết hợp phía sau chúng.

5) Bảng các nội dung chính đ. học

Những nội dung chính đã được đề cập ở trong giáo trình này sẽ được tóm tắt lại với trọng tâm là phần luyện tập A. Nó giúp người học nắm bắt được mối liên hệ (giữa những nội dung chính) với mẫu câu, ví dụ, phần luyện tập B, luyện tập C, luyện tập A.

6) Tra cứu

Phần này gồm Những cách nói thường dùng trong lớp học, Các mẫu câu chào hỏi hàng ngày và hội thoại cơ bản, và những từ mới, những cách diễn đạt xuất hiện lần đầu trong bài học.

7) Đĩa CD đi kèm

CD đi kèm trong quyển này bao gồm nội dung hội thoại, phần bài tập nghe của các bài.

2. Bản dịch và giải thích ngữ pháp

1) Phần giải thích về đặc trưng của tiếng Nhật, hệ thống chữ viết của tiếng Nhật, phát âm trong tiếng Nhật.

2) Phần dịch Những cách nói thường dùng trong lớp học và Các mẫu câu chào hỏi hàng ngày và hội thoại cơ bản trong Quyển chính.

3) Các nội dung dưới đây của Bài 1 đến Bài 25

① Từ mới và dịch nghĩa

② Phần dịch của các mẫu câu, ví dụ, và bài hội thoại

③ Phần giới thiệu sơ qua về các từ tham khảo và các kiến thức về Nhật Bản giúp ích cho việc học tốt nội dung bài học đó.

④ Phần giải thích ngữ pháp đối với các mẫu câu và các cách nói.

4) Phần tóm tắt về số từ, các biểu hiện thời gian, cách nói khoảng thời gian, các từ đếm (trợ số từ), cách biến đổi của động từ, v.v..

III. Thời gian cần thiết để học các bài

Dự ước người học cần 4 đến 6 tiếng cho mỗi bài, và cần 150 tiếng cho toàn bộ giáo trình.

IV. Từ vựng

Giáo trình này đưa vào khoảng 1,000 từ vựng với trọng tâm là những từ có tần suất sử dụng cao trong cuộc sống hàng ngày.

V . Cách ghi chữ Hán

Về nguyên tắc thì các chữ Hán đều từ Bảng các chữ Hán thường dùng (Joyo Kanji) do chính phủ đưa ra vào năm 1981.

1)「熟字訓(じゅくじくん)Trong các chữ (là một từ ghép gồm từ 2 chữ Hán trở lên, có cách đọc đặc biệt) thì chữ nào nằm trong phạm vi của “Bảng các chữ Hán thường dùng Joyo Kanji” sẽ được ghi bằng chữ Hán.

Ví dụ:
友達(ともだち) bạn
果物(くだもの) hoa quả
kính

2) Có một số chữ Hán và cách đọc dù không nằm trong “Bảng các chữ Hán thường dùng Joyo Kanji” nhưng cũng đã được chúng tôi dùng trong các danh từ riêng chỉ tên vùng, tên nước hoặc các thuật ngữ thuộc các lĩnh vực như văn hóa, nghệ thuật.

Osaka

Ví dụ:
大阪(おおさか)
奈良(なら) Nara
歌舞伎(かぶき) kịch Kabuki

3) Cũng có một số chữ Hán được chúng tôi viết thành chữ Kana cho dễ đọc.

Ví dụ:
ある((る・(る) có, có ở
たぶん(多分(たぶん) có lẽ
きのう(昨日(きのう) hôm qua

4) Đối với chữ số, về nguyên tắc chúng tôi dùng cách viết chữ số Ả-rập

Ví dụ:
() 9 giờ
(がつ)1日(ついたち) ngày mồng 1 tháng 4
(ひと) một cái

VI. Một số nội dung khác

1) Từ hoặc ngữ có thể giản lược được ở trong câu được đặt trong dấu[ ].

Ví dụ:
(ちち)は 54[(さい)]です。 Bố tôi 54 [tuổi].

2) Một từ hoặc ngữ có cách nói khác thì được đặt trong dấu( ).

Ví dụ:
だれ(どなた) Ai